Đối với các nước đang phát triển (HPI-1) Chỉ số nghèo

  • HPI-1 = [ 1 3 ( P 1 α + P 2 α + P 3 α ) ] 1 α {\displaystyle \left[{\frac {1}{3}}\left(P_{1}^{\alpha }+P_{2}^{\alpha }+P_{3}^{\alpha }\right)\right]^{\frac {1}{\alpha }}}

Trong đó:

P 1 {\displaystyle P_{1}} : tỷ lệ người không sống đến 40 tuổi.

P 2 {\displaystyle P_{2}} : tỷ lệ người trưởng thành mù chữ.

P 3 {\displaystyle P_{3}} : tỷ lệ phần trăm dân số không được tiếp cận với nguồn nước sạch và tỷ lệ trẻ em suy dinh dưỡng.

α {\displaystyle \alpha } : 3

Giá trị HPI càng cao thì mức độ nghèo đói càng lớn; ngược lại HPI càng nhỏ thì mức độ nghèo đói càng thấp, nếu HPI về đến giá trị 0 thì về cơ bản quốc gia đó không còn tình trạng nghèo đói. Đấy là lập luận về mặt lý thuyết, còn trên thực tế chỉ có thể không còn người nghèo tuyệt đối, song không bao giờ hết nghèo tương đối do khoảng cách thu nhập và mức sống của các nhóm dân cư của từng quốc gia vẫn tồn tại.

Một điểm cần lưu ý là khi nghiên cứu chỉ tiêu HPI, có thể cảm giác nó không liên quan nhiều lắm tới nhu cầu chi tiêu hay thu nhập của gia đình, nhưng trên thực tế các chỉ tiêu thành phần của HPI có liên quan chặt chẽ đến nhu cầu chi tiêu và thu nhập của con người. Nếu thu nhập thấp, nhu cầu chi tiêu không đảm bảo sẽ làm cho sự thiếu hụt trong việc tiếp cận đến các dịch vụ xã hội như y tế, giáo dục… tăng lên. Chính mối quan hệ đó nói lên bản chất và tính đa dạng của nghèo đói.